Mục lục bài viết
Loạn thị bẩm sinh là tật khúc xạ dễ gặp ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý. Việc trang bị những kiến thức về loạn thị như nguyên nhân loạn thị, dấu hiệu, cách chữa trị sẽ giúp phụ huynh sớm phát hiện và ngăn ngừa kịp thời. Đọc ngay những thông tin mà Whoosee chia sẻ dưới đây nhé.
Nguyên nhân trẻ bị loạn thị bẩm sinh
Loạn thị là tật khúc xạ ở mắt mà bất cứ ai cũng dễ gặp phải. Loạn thị xảy ra do nguyên nhân chủ yếu là giác mạc bị biến dạng. Khi ấy, giác mạc không còn giữ được độ cong, các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau gây ra loạn thị. Bên cạnh đó, một số trường hợp loạn thị xảy ra do độ cong bất thường của thủy tinh thể.
Riêng đối với trường hợp loạn thị bẩm sinh, đôi mắt đã bị loạn thị ngay từ khi sinh ra. Có thể lí giải điều này là do di truyền hay do tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt. Đặc biệt nếu người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ loạn thị bẩm sinh sẽ cao.
Dấu hiệu nhận biết loạn thị bẩm sinh
Để nhận biết trẻ bị loạn thị bẩm sinh, phụ huynh có thể quan sát những dấu hiệu sau đây:
- Mắt nhìn mờ, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhìn hình ảnh bị nhòe hoặc méo mó
- Nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương)
- Nhìn phải nheo mắt
- Chảy nước mắt, mắt bị kích thích
- Khi nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ
Loạn thị bẩm sinh nếu có dấu hiệu nặng và không điều chỉnh trước 5 tuổi có khả năng cao dẫn tới nhược thị. Do đó, phụ huynh cần theo dõi khi trẻ có dấu hiệu loạn thị để có biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: Cận thị và những điều cần biết
Chẩn đoán loạn thị bẩm sinh
Loạn thị thường xảy ra chậm trong thời gian dài nên phụ huynh thường khó phát hiện và dễ bỏ qua các dấu hiệu. Vì vậy nếu quan sát thấy thị lực của trẻ thay đổi, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa mắt để kiểm tra ngay. Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp chẩn đoán như sau:
Kiểm tra thị lực
Kiểm tra khả năng nhìn thấy các con chữ với khoảng cách 20 feet (6 mét). Nếu thị lực đạt 20/20 tức là bé có thể nhìn thấy những vật cách xa 20 feet như mắt thường. Nếu thị lực của con là 20/80, bé phải cách xa 20 feet để xem những gì mắt thường nhìn thấy từ khoảng cách xa 80 feet (24 met).
Đo khúc xạ
Bác sĩ sẽ điều chỉnh kính lớn đeo trước mặt (phoropter). Bé sẽ nhìn qua kính và nói với bác sĩ mắt kính nào giúp nhìn rõ nhất. Đây là cách bác sĩ tìm ra kính có độ phù hợp cho mắt con, có thể là kính mắt thường hay kính áp tròng. Đôi khi bác sĩ sẽ dùng phương pháp soi đáy mắt.
Kiểm tra với máy Keratometry
Đo độ cong ở trung tâm giác mạc, xác định độ cong lớn và nhỏ nhất. Phương pháp này giúp bác sĩ biết được hình dạng giác mạc và mức độ tập trung của chúng cũng như xác định độ của kính sát tròng và kiểm tra giác mạc sau khi phẫu thuật.
Kiểm tra hình dạng giác mạc
Phương pháp này sẽ cho ra thông tin cụ thể nhất về hình dạng giác mạc của mắt bé. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phương án phẫu thuật đối với mắt loạn thị hay đục thủy tinh thể. Ngoài ra, kết quả này còn dùng để chọn kính hoặc chẩn đoán chứng loạn dưỡng giác mạc, một bệnh lý dễ gây loạn thị.
Chữa trị loạn thị bẩm sinh như thế nào?
Loạn thị bẩm sinh do di truyền là nguyên nhân chủ yếu và khó phòng tránh. Nhưng không phải không có cách để chữa trị cho trẻ. Nếu trường hợp loạn thị nhẹ, không có vấn đề khác ở mắt, bác sĩ sẽ chẩn đoán trẻ bị loạn bao nhiêu và có thể không cần dùng đến kính.
Trong trường hợp loạn thị nặng, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị để tránh tình trạng loạn thị nặng hơn, gây ra nhược thị. Một số giải pháp phổ biến là:
Đeo kính chữa loạn thị bẩm sinh
Đeo kính thuốc giúp điều tiết loạn thị là một trong những cách chữa trị loạn thị ở mức độ thông thường. Kính sẽ giúp điều chỉnh ánh sáng đi tới giác mạc sao cho mắt nhìn rõ được mọi vật. Tùy vào tình trạng độ loạn mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kính phù hợp, có thể là mắt kính thông thường hoặc kính áp tròng cứng thông khí, áp tròng mềm toric,… Đây là biện pháp khá phổ biến, được áp dụng rộng rãi vì mang lại hiệu quả mà chi phí không quá tốn kém, cũng như không để lại biến chứng cho người đeo.
Tuy nhiên, phụ huynh khi lựa chọn kính cho trẻ cần lưu ý tìm đến những cửa hàng uy tín, đảm bảo về mặt chất lượng để tránh việc đeo kính kém chất lượng, gây kích ứng cho da và những biến chứng khác. Quý phụ huynh có thể tham khảo các mẫu mắt kính, tròng kính đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng của Pháp, Hàn, Trung,… tại mắt kính Whoosee. Sản phẩm có giấy chứng nhận, hàng chính hàng và bảo hành, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng.
Tham khảo thêm: Các mẫu tròng kính chính hãng tại Whoosee
Phẫu thuật cho mắt bị loạn thị bẩm sinh
Phẫu thuật là phương pháp chữa loạn thị trong trường mắt loạn thị nặng, việc đeo kính không mang lại hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật để chữa trị việc loạn thị bẩm sinh. Điều kiện cần là hai mắt phải khỏe mạnh, không có vấn đề về võng mạc và không có sẹo giác mạc. Để đảm bảo về mặt an toàn cũng như có đầy đủ thông tin chi tiết, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở nhãn khoa để được tư vấn.
Biện pháp hạn chế loạn thị nặng hơn
Ngoài các biện pháp chữa trị đã nêu trên, bố mẹ cần chú ý những biện pháp sau đây để hạn chế loạn thị nặng hơn.
- Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, nhất là khi ngồi học (lưng thẳng, mắt cách mặt khoảng 30cm).
- Phòng học phải đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với tuổi.
- Cân bằng thời gian học với các hoạt động vui chơi ngoài trời.
- Không cho trẻ đọc sách, xem tivi, chơi vi tính quá 2 tiếng liên tục.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho mắt.
- Tránh các tổn thương mắt.
- Khi có dấu hiệu loạn thị phải đi khám và điều trị sớm.
Những câu hỏi thường gặp
Loạn thị nặng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, thậm chí có thể gây mù lòa. Do vậy, bố mẹ cần chú ý theo dõi những dấu hiệu của trẻ và đưa con đi khám kịp thời cũng như tìm các biện pháp chữa trị, hạn chế loạn thị nặng hơn.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tìm hiểu thêm những thông tin thường gặp về loạn thị bẩm sinh mà Whoosee chia sẻ dưới đây:
Loạn thị bẩm sinh có chữa được không?
Loạn thị bẩm sinh có chữa được không là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt là khi gia đình có trẻ bị loạn thị. Whoosee xin chia sẻ rằng loạn thị bẩm sinh hoàn toàn có thể chữa được. Và tùy vào tình trạng nặng nhẹ của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa trị thích hợp. Trẻ có thể đeo kính áp tròng, kính loạn thị giúp điều chỉnh ánh sáng tới mắt hoặc phẫu thuật để chữa loạn thị. Do đó để xác định cách chữa trị thích hợp, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện mắt hoặc trung tâm nhãn khoa uy tín để được tư vấn.
Loạn thị bẩm sinh có mổ được không?
Loạn thị bẩm sinh có thể phẫu thuật mổ mắt để chữa trị. Tuy nhiên để có thể mổ loạn thị, người bệnh cần đạt những điều kiện như sau:
- Người trên 18 tuổi và độ cận đã ổn định (trong 6 tháng gần nhất độ cận không thay đổi quá 0,25 – 0,5 Diop) và giác mạc đủ dày.
- Nếu đang mắc các bệnh về mắt như viêm kết giác mạc, glôcôm… thì cần phải điều trị dứt điểm trước ít nhất một tuần. Sau đó bác sỹ sẽ khám lại và quyết định có đủ điều kiện để phẫu thuật hay không.
- Không mắc các bệnh lý chống chỉ định như tiểu đường, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, các bệnh nan y,…
Phẫu thuật mổ mắt sẽ nhanh chóng giúp khôi phục giác mạc, nâng cao hiệu quả đời sống hằng ngày, tỉ lệ thành công cao đạt đến 98%.
Loạn thị bẩm sinh có nguy hiểm không?
Loạn thị bẩm sinh không quá nguy hiểm như nhiều người lo ngại. Trẻ bị loạn thị bẩm sinh do di truyền từ bố mẹ hoặc người thân có thể khắc phục việc này và chữa khỏi bằng nhiều cách khác nhau. Đặc biệt trong thời đại công nghệ, máy móc tiên tiến ngày nay, việc chữa trị không còn quá phức tạp, khó khăn.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng loạn thị bẩm sinh sẽ có dấu hiệu nặng và gây nhược thị nếu không điều chỉnh trước 5 tuổi. Vì vậy, quý phụ huynh có con em, trẻ nhỏ cần thường xuyên quan sát để phát hiện những thay đổi bất thường của trẻ.
Những thông tin về loạn thị bẩm sinh như nguyên nhân, cách điều trị, chữa trị,… đã được Whoosee chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích, biết cách chăm sóc và bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của bản thân.