Hiển thị 1–12 của 280 kết quả

Gọng kính kim loại là một trong những kiểu gọng kính quen thuộc với người tiêu dùng từ lâu nay. Với chất liệu có những đặc điểm riêng so với những vật liệu khác, thiết kế và màu sắc của gọng kim loại do vậy cũng có sự khác biệt. Tại Whoosee, gọng kim loại có nhiều kích cỡ khác nhau, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, phù hợp cho nam nữ lẫn unisex.

Gọng kim loại phù hợp với đối tượng nào?

Gọng kim loại được xem là kiểu gọng không kén người đeo, phù hợp với mọi đối tượng và mọi kiểu mặt khác nhau, dành cho nam lẫn nữ.

Gọng kính kim loại cho nam

Gọng kính được làm từ kim loại sẽ có hình dáng mỏng, nhẹ, phù hợp cho người nam ưa chuộng sự thanh lịch, lịch lãm hoặc nhân viên văn phòng, thích sự tối giản. Màu sắc của gọng kim loại cho nam cũng rất đơn giản, chủ yếu là gọng màu đen, màu trắng hoặc gọng đen với điểm nhấn là viền màu vàng,…

Xem thêm: 50+ mẫu gọng kính cho nam giới tại Whoosee

Gọng kính kim loại cho nữ

Mắt kính làm từ kim loại sẽ giúp khuôn mặt người nữ thêm phần thanh thoát, nhẹ nhàng và sang trọng nhờ vào kiểu dáng mỏng, nhẹ. Bạn nữ có thể chọn gọng kim loại màu đen để tăng thêm sự cá tính hoặc chọn gọng màu hồng, màu trắng, màu vàng để thể hiện sự nữ tính,…

Xem thêm: 150+ gọng kính cho nữ dễ thương cute tại Whoosee

Các kiểu dáng của gọng kim loại

Với sự phát triển của máy móc và công nghệ hiện đại, mắt kính làm từ kim loại được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Gọng kính kim loại lục giác

Mắt kính kim loại kiểu lục giác là kiểu dáng mới hiện nay và được nhiều người ưa chuộng bởi thiết kế mới lạ, trẻ trung, tạo được điểm nhấn trên gương mặt. Người có khuôn mặt trái xoan hay mặt tròn có thể lựa chọn gọng lục giác để cân bằng lại cấu trúc gương mặt cũng như che đi các khuyết điểm và tạo được nét thanh thoát hơn.

Gọng kính mắt mèo bằng kim loại

Mắt kính hình mắt mèo là kiểu kính không thể thiếu trong tủ đồ của nhiều chị em phụ nữ. Gọng kính có hình dáng như mắt mèo vô cùng độc đáo, khiến đôi mắt có thêm điểm nhấn và gương mặt trở nên nổi bật, cá tính hơn. Đây là mẫu kính phù hợp với nhiều dáng mặt khác nhau như mặt trái xoan, mặt vuông, mặt tam giác hay mặt dài, áp dụng cho kính mát lẫn kính thuốc và dành cho nam lẫn nữ.

Gọng kính kim loại vuông

Gọng kính vuông là kiểu kính có thiết kế đơn giản và phổ biến trên thị trường hiện nay. Mắt kính hình vuông thích hợp với người mặt tròn, mặt trái xoan hay mặt tam giác. Đường nét góc cạnh của kính sẽ giúp gương mặt hài hòa hơn, thanh thoát và cân đối hơn.

Gọng kim loại tròn

Tương tự như gọng kính vuông, gọng kính hình tròn cũng là kiểu kính khá phổ biến hiện nay, được nhiều người lựa chọn để sử dụng. Đây là kiểu kính an toàn và phù hợp nhất cho người mặt vuông, mặt chữ nhật, mặt tam giác và mặt dài. Bởi theo nguyên tắc đối lập thì hình tròn sẽ giúp gương mặt góc cạnh được cân đối lại, hài hòa hơn.

Màu sắc của gọng kim loại

Màu sắc của mắt kính làm bằng kim loại khá đơn giản, chủ yếu là các màu như màu đen, màu trắng cho nam lẫn nữ hay màu hồng cho bạn nữ ưa chuộng phong cách nữ tính. Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa viền và gọng có màu khác nhau như viền hồng gọng đen, viền vàng gọng đen,…

Các thương hiệu gọng kính kim loại

Tại mắt kính Whoosee có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng chuyên sản xuất gọng kính kim loại. Mỗi thương hiệu sẽ tạo ra gọng kính có kiểu dáng khác nhau, vật liệu sử dụng cũng khác biệt. Giá cả do vậy cũng có sự chênh lệch tương ứng. Người tiêu dùng nhờ vậy sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Một vài thương hiệu nổi bật như sau:

Velocity

Velocity là thương hiệu tập chung chủ yếu vào gọng kim loại và gọng nhựa. Đây là thương hiệu nổi tiếng tại Hàn Quốc với hơn 10 năm kinh nghiệm. Gọng Velocity có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng chủ yếu là gọng hình tròn, tròn bầu và lục giác. Kiểu dáng này sẽ phù hợp với người mặt vuông, mặt trái xoan, mặt kim cương hay trái tim. Giá của gọng Veloicty rất bình dân, chỉ 520.000 VND cho một gọng kính thương hiệu, chất lượng cao.

Parim

Đến từ tập đoàn Cheng Yi Quang Co (Trung Quốc) là Parim – cái tên mới mẻ trong ngành thời trang mắt kính. Tuy ra đời sau nhưng Parim đã khai thác được các công nghệ kĩ thuật hiện đại và cho ra đời những mẫu gọng kính vô cùng đẹp mắt. Thiết kế và vật liệu của gọng kính Parim được tối ưu hoàn hảo, tạo được điểm nhấn so với các thương hiệu khác trên thị trường. Giá dao động từ 1.224.000 – 1.860.000 VND/gọng kính. Đây cũng là mức giá vô cùng hợp lý đối với những sản phẩm cao cấp như Parim.

Career Men

Nếu như các thương hiệu khác đều sản xuất gọng kính từ 2 -3 vật liệu trở lên thì Career Men chỉ tập trung vào sản xuất gọng kim loại. Nhờ vậy mà gọng kính của Career Men rất đa dạng về kiểu dáng lẫn màu sắc, là sự lựa chọn của nhiều đối tượng khác nhau. Giá của gọng Career Men vô cùng rẻ, chỉ 528.000 VND/gọng kính. Có lẽ vì nhiều ưu điểm như vậy mà gọng Career Men luôn trong tình trạng sold out (bán hết) tại Whoosee.

Ngoài 3 thương hiệu vừa kể trên còn có các thương hiệu khác như Exfash, Suofeia, Sonata,… Bạn có thể dùng bộ lộc để tìm kiếm sản phẩm phù hợp với mình một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Gọng kính kim loại bao nhiêu tiền?

Giá của mắt kính phụ thuộc vào thương hiệu sản xuất và vật liệu sản xuất. Đối với gọng kim loại, thông thường mức giá dao động từ 400.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ/gọng kính. Bạn có thể dùng bộ lọc để chọn lựa mắt kính phù hợp với mức giá mà mình mong muốn.

Mua gọng kim loại ở đâu tại TP.HCM?

Việc tìm mua gọng kính đã trở nên quá dễ dàng, người tiêu dùng có vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Bạn nên lựa chọn nơi uy tín, tránh trường hợp đeo phải sản phẩm kém chất lượng, gây ra các triệu chứng dị ứng trên da mặt hoặc dễ gãy gọng, trầy xước,…

Với mong muốn đem lại những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý, Mắt kính Whoosee cung cấp nhiều mẫu kính khác nhau đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, Whoosee cung cấp các dịch vụ như:

  • Giao hàng toàn quốc nhanh chóng chỉ từ 3 – 5 ngày.
  • Hỗ trợ 24/7.
  • Nhận kính trong 45 phút.
  • Bảo hành 3 tháng khi bị các lỗi như bong tróc xi đổi kính mới có giá trị tương đương; bật mối hàn sẽ hàn lại miễn phí nhưng trong quá trình hàn sản phẩm có thể bị thay đổi không được như ban đầu; rơi ve, ốc vít, logo…

Hãy liên hệ với Whoosee qua hotline 0886291680 hoặc đến trực tiếp cửa hàng Whoosee để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ nhé.

Những câu hỏi thường gặp

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về gọng kim loại, Whoosee giải đáp các câu hỏi thường gặp như sau:

Cách sửa gọng kính kim loại bị lệch

Mắt kính kim loại có thể bị lệch do tay nghề thợ cắt kính kém hoặc do quá trình sử dụng chịu sự tác động bên ngoài. Gọng bị lệch bên cao bên thấp ảnh hưởng đến thị lực và gây khó chịu khi đeo. Bạn có thể chỉnh gọng bị lệch bằng cách chỉnh càng kính gọng kim loại. Để biết chi tiết cách thực hiện và những lưu ý khi chỉnh sửa, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài: Hướng dẫn cách sửa gọng kính bị lệch có thể làm tại nhà.

Làm thế nào để chỉnh gọng kính kim loại bị lỏng?

Gọng kính bị lỏng sau một thời gian dài sử dụng là vấn đề thường gặp của người đeo kính. Mắt kính bị lỏng sẽ dễ rơi rớt, ảnh hưởng tầm nhìn, về lâu dài còn gây hậu quả nghiêm trọng cho thị lực. Bạn có thể điều chỉnh lại gọng kính bằng 3 cách sau:

  • Chỉnh miếng đệm mũi của kính bị lỏng
  • Chỉnh càng kính bị lỏng
  • Chỉnh ốc vít bản lề gọng kính bị lỏng

Xem thêm: Chỉnh gọng kính bị lỏng tại nhà như thế nào?

Làm sao để sửa gọng kim loại bị gãy?

Mắt kính sẽ bị gãy nếu chịu lực tác động mạnh hoặc do nhiều nguyên nhân khác như gọng kém chất lượng, thói quen quên tháo kính khi ngủ,… Gọng bị gãy khiến tầm nhìn người đeo bị cản trở, buộc bạn phải thay mới mắt kính hoặc tìm cách khắc phục tạm thời. Có 3 cách chỉnh sửa gọng kính tại nhà đơn giản, bạn có thể áp dụng nếu kính bị gãy không quá nghiêm trọng:

  • Sửa gọng kính bị gãy bằng keo dán
  • Chỉnh sửa gọng kính bị gãy bằng chỉ may
  • Dùng nhiệt nóng và đinh ghim cố định để sửa mắt kính bị gãy

Chi tiết cách thực hiện xem thêm tại bài: Hướng dẫn sửa gọng kính bị gãy thực hiện tại nhà

Gọng kính kim loại nào cho mặt tròn?

Người mặt tròn sở hữu gương mặt bầu bĩnh, chiều rộng và chiều ngang xấp xỉ nhau. Đây là kiểu mặt không có góc cạnh, cằm tròn trịa, vầng trán khá rộng, không nhìn rõ được xương gò má,… Để cân đối lại gương mặt, giúp khuôn mặt hài hòa hơn, thanh thoát và che được khuyết điểm, bạn nên lựa chọn kiểu kính sau:

  • Mắt kính kim loại hình vuông – kiểu kính được ưa chuộng, đơn giản và an toàn cho người mặt tròn.
  • Gọng hình chữ nhật – Kiểu kính phổ biến giúp gương mặt thuôn dài hơn, cấn đối được tỉ lệ chiều rộng và chiều dài khuôn mặt.

Xem thêm: Mặt tròn đeo kính gì?

Cách vệ sinh gọng kính kim loại tại nhà?

Mắt kính sau một thời gian sử dụng dễ bị trầy xước, ngả màu cũng như không còn sáng bóng như xưa. Để làm mới mắt kính, đảm bảo được độ bền lâu dài cho gọng kính, bạn nên thường xuyên vệ sinh với nước lau kính chuyên dụng. Hoặc tìm hiểu cách vệ sinh kính tại bài viết: Hướng dẫn vệ sinh mắt kính tại nhà

Nên dùng gọng kính nhựa hay gọng kim loại?

Gọng nhựa và gọng kim loại đều có những đặc điểm riêng biệt, tạo được sự khác biệt trong kiểu dáng và màu sắc cũng như có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể:

  • Gọng kim loại có thiết kế mảnh mai, tạo sự sang trọng, tinh tế cho người đeo, dễ uốn dẻo thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Nếu lựa chọn gọng kim loại có thương hiệu, mua tại cửa hàng uy tín, gọng sẽ có độ bền cao và không bị ăn mòn hay gây kích ứng cho da. Tuy nhiên, màu sắc của gọng kim loại chủ yếu là những màu đơn giản, phổ biến như đen, trắng, hồng, vàng và không có hoa văn. Và nếu là người bị cận nặng, viễn loạn cao, bạn không nên lựa chọn gọng kim loại vì thiết kế mảnh sẽ khó che đi phần tròng dày cộm. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng tròng siêu mỏng cho người có độ cận – loạn – viễn cao. Nhưng giá sẽ mắc hơn nhiều so với tròng bình thường.
  • Gọng nhựa có ưu điểm là dễ bảo quản, lau chùi, hoàn toàn không gây kích ứng cho da và nhẹ hơn so với gọng kim loại. Mắt kính làm bằng nhựa được phủ nhiều lớp màu sắc trên bề mặt, có hoa văn và họa tiết khác nhau. Người đeo có nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra người cận nặng, độ loạn viễn cao có thể chọn gọng nhựa để đeo vì kiểu dáng không quá mỏng như gọng kim loại. Tuy nhiên, độ tinh tế và sang trọng, mảnh mai của gọng nhựa sẽ kém hơn so với gọng kim loại.

Bạn có thể cân nhắc các yếu tố trên để lựa chọn mắt kính phù hợp với sở thích cá nhân và gương mặt của mình.